Dịch bệnh đã tạo ra những thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trên thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng. Họ trở nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm trong các sản phẩm mình sử dụng. Và để hiểu rõ hơn về đối tượng tiếp cận của mình, các doanh nghiệp F&B không chỉ cần hiểu rõ về nhân khẩu học của người dùng, mà còn cần tìm thêm nhiều hướng tiếp cận khác. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan:
- Thị trường F&B 2021: Khi hương vị quen thuộc, lành mạnh và mới mẻ lên ngôi
- Personalised nutrition – cá nhân hóa chế độ ăn: xu hướng lớn của người tiêu dùng 2021
Người dùng đã thay đổi xu hướng mua sắm và chọn lựa thực phẩm dựa trên nguồn gốc và nguyên liệu sử dụng
1. Tìm hiểu 5 nhóm người tiêu dùng chính và thói quen mua sắm của họ
Từ lâu, nhân khẩu học đã được xem như một tiêu chuẩn để xác định và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, các yếu tố này chỉ có thể được dùng để tham khảo chứ không thể được xem như toàn bộ chân dung người tiêu dùng. Để có hướng tiếp cận mới, các doanh nghiệp F&B có thể tham khảo thói quen tiêu dùng của 5 nhóm khách hàng chính tại thị trường Việt Nam, là kết quả của khảo sát từ Euromonitor International như sau:
Minimalist seeker
Đây là nhóm khách hàng chiếm đến 19% trong tổng số người tiêu dùng tại Việt Nam. Thói quen của nhóm khách hàng này là tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua và chỉ mua đúng loại sản phẩm đã nghiên cứu trước. Bởi là những người “tìm kiếm sự tối giản”, họ sẽ ưu ái hơn những chuyến mua sắm có thể giúp tiết kiệm thời gian. Doanh nghiệp có thể dùng các dịch vụ mua sắm tiện lợi để tiếp cận nhóm khách hàng này.
Minimalist seeker không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc mua sắm
Đồng thời, đây cũng là nhóm khách hàng rất coi trọng chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có hương liệu tự nhiên. Họ không mua những thứ dư thừa hoặc được giảm giá có chất lượng không tốt, nhưng lại sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua được một sản phẩm chất lượng.
Impulsive seeker
Đối với Impulsive seeker, doanh nghiệp có thể dễ dàng khiến họ chi tiền cho sản phẩm của mình hơn, miễn là bạn biết cách tiếp cận xu hướng trong tiếp thị sản phẩm. Bởi nhóm người này bỏ tiền để mua trải nghiệm hơn là chất lượng, đồng thời là những người mua hàng khá bốc đồng.
Tuy rất thận trọng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân, nhóm người tiêu dùng này lại rất nhanh chóng trong việc ra quyết định mua một món hàng nào đó. Chỉ cần sản phẩm của bạn có thể tạo được ấn tượng với họ, phù hợp với cá tính, túi tiền và nhu cầu họ đang có, nó chắc chắn sẽ được nằm trong giỏ hàng thanh toán.
Impulsive seeker có lối mua sắm bốc đồng, dễ bỏ tiền ra để mua trải nghiệm cũng như các sản phẩm hợp túi tiền và cá tính
Undaunted striver
Chiếm 17% trong tổng số người tiêu dùng tại Việt Nam, đây là nhóm khách hàng dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng và các kênh tiếp thị, truyền thông. Họ không quan trọng chất lượng của nguyên liệu thực phẩm hay tra cứu quá kỹ nguồn gốc sản phẩm, miễn là sản phẩm đó được đề xuất bởi người hoặc thương hiệu nổi tiếng, họ sẽ mua.
Secure Traditionalist
Những người tiêu dùng theo chủ nghĩa truyền thống này thích sự an toàn trong trải nghiệm mua sắm hơn là thử nghiệm các sản phẩm mới lạ. Họ không chạy theo xu hướng, cũng không mua sắm bốc đồng, thậm chí sẽ lưỡng lự rất lâu khi muốn cân nhắc thử một sản phẩm mới.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhóm người này với khuyến mãi, giảm giá bởi họ yêu thích việc tiết kiệm tiền. Đồng thời, nhóm người này không quá nhạy bén và yêu thích công nghệ. Cho nên, nếu tạo được một quá trình mua sắm đơn giản, tiện lợi và dễ dàng, cửa hàng của bạn chắc chắn sẽ là nơi mua sắm quen thuộc của những người này.
Empowered Activist
Cuối cùng là nhóm khách hàng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường. Họ xem trọng nguồn gốc và quy trình sản xuất, cũng như nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong sản phẩm. Tuy nhiên, không giống với minimalis seeker, nhóm người này có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên nhãn mác và các “tuyên bố” của nhà sản xuất hơn là tốn thời gian ngồi tự mình tìm hiểu.
Empowered activist lại ưu tiên các sản phẩm có “nhãn” bảo vệ môi trường và tốt cho sức khỏe
2. Những insight tiêu dùng của thị trường Việt Nam 2021
Tiêu thụ thực phẩm gốc thực vật
Mức sống của người Việt ngày một cao, do đó, các yêu cầu về chất lượng thực phẩm cũng tăng lên. Một trong số đó là yêu cầu về nguồn gốc và chức năng của sản phẩm, chẳng hạn như sản phẩm gốc thực vật, tự nhiên, tốt cho sức khỏe,… Mặt khác, sự xuất hiện của Covid-19 càng khiến xu hướng này mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Và thay vì chỉ sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như các loại hạt cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ, giờ đây khách hàng chuyển sang sử dụng chúng vào tất cả các bữa trong ngày.
Giảm lượng đường trong khẩu phần ăn
Tỉ lệ người béo phì trên thế giới ngày một tăng, và chỉ số BMI dành cho người bình thường cũng đã hạ xuống rất nhiều so với trước. Hơn nữa, để đảm bảo các yếu tố về sức khỏe tim mạch, huyết áp,… người dùng ngày càng có xu hướng sử dụng các loại sản phẩm ít hoặc không có hương ngọt.
Người dùng dần sử dụng các thực phẩm và thức uống ít đường
Hiện tại, ở Việt Nam, đã có một số thương hiệu khá nhạy bén và dẫn đầu xu hướng sản phẩm không sử dụng đường như TH True Milk ít đường, sau đó là Vinamilk, Milo, Fami,…
Quan tâm đến sức đề kháng
Người tiêu dùng tại Việt Nam đã bắt đầu đặt yếu tố tốt cho sức khỏe lên trên giá cả sau khi đại dịch diễn ra. Họ bắt đầu thắt chặt chế độ ăn và chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em và người cao tuổi. Cũng vì thế mà các sản phẩm thực phẩm chức năng hay hữu cơ rất “được lòng” người dùng trong nước ở thời điểm hiện tại.
Như vậy, với các góc nhìn khác biệt về người dùng, các doanh nghiệp có thể đổi mới hướng tiếp cận và truyền thông của mình để thu hút khách hàng. Đừng quên truy cập website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất về hương liệu, nguyên liệu thực phẩm cũng như các nghiên cứu mới nhất ngành F&B!