Hiện nay, sức khỏe và miễn dịch là hai yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi chọn mua thực phẩm. Nhu cầu ngày một tăng cao của ngách thị trường này đã dẫn đến sự xuất hiện và bùng nổ của nguyên liệu bột collagen trong ngành công nghiệp F&B. Tuy nhiên, bên cạnh việc chú ý đến tiềm năng vượt trội, nhà sản xuất cũng cần chú ý đến một số điều khác khi muốn đưa nguyên liệu này vào sản xuất thực phẩm và đồ uống.

Bài viết liên quan:

Những điểm cần lưu ý khi sản xuất thực phẩm có sử dụng nguyên liệu bột collagen

Những điểm cần lưu ý khi sản xuất thực phẩm có sử dụng nguyên liệu bột collagen

1. Collagen là nguyên liệu được săn đón

Collagen là nguyên liệu đã quá quen thuộc đối với các tín đồ mỹ phẩm. Tuy nhiên, giai đoạn một vài năm trở lại đây, nguyên liệu này đã dần manh nha xuất hiện trong một số sản phẩm của ngành F&B. Đặc biệt hơn, bột collagen đang dần trở thành một trong những nguyên liệu được xem trọng trong ngành thực phẩm và đồ uống nhờ vào tiềm năng đáng kinh ngạc của mình.

Collagen được chia làm 3 nhóm chính, gồm có: collagen thực vật, collagen động vật và collagen nhân tạo. Tất cả đều phủ sóng mạnh mẽ trong ngành hóa – mỹ phẩm, bởi chúng mang lại những tác dụng tốt như giúp phục hồi nét tươi trẻ của làn da, cải thiện chức năng xương khớp và tăng cường sức mạnh cơ bắp.

Tận dụng những ưu điểm này, đồng thời mở rộng thị trường người tiêu dùng collagen, các doanh nghiệp F&B bắt đầu cho ra mắt các sản phẩm beauty food và nhận được tín hiệu đón nhận tốt từ người tiêu dùng. Báo cáo từ Global Market Insights, thị trường nguyên liệu collagen mỹ phẩm và thực phẩm tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt mức 900 triệu đô la tính đến năm 2026.

Collagen là nguyên liệu tiềm năng ngành F&B

Collagen là nguyên liệu tiềm năng ngành F&B

2. Các phân khúc chủ yếu của collagen tại thị trường châu Á

Dựa trên ứng dụng thực tế, ứng dụng của nguyên liệu collagen tại châu Á sẽ được chia làm 3 phân khúc quan trọng, gồm có: thực phẩm, thức uống và mỹ phẩm.

Thực phẩm

Báo cáo từ Health Focus vào năm 2019 cho thấy, có đến 82% người tiêu dùng ủng hộ việc bổ sung các chất quan trọng cho cơ thể, và 57% số người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống giàu chất dinh dưỡng. Do đó, tiềm năng của nguyên liệu collagen trong thị trường này là vô cùng lớn.

Hiện tại, ở thị trường châu Á, người tiêu dùng có thể tìm thấy collagen ở hầu hết các mặt hàng thực phẩm như phô mai, sữa chua, thức ăn tráng miệng, bánh quy, bánh ngọt,… Thậm chí, nguyên liệu này còn có thể được sử dụng để thay thế trứng khi làm bánh mì, hoặc là một thành phần trong các loại gia vị nấu ăn.

Sự bùng nổ của xu hướng beauty food đã mở ra một ngách thị trường mới ứng dụng nguyên liệu collagen

Sự bùng nổ của xu hướng beauty food đã mở ra một ngách thị trường mới ứng dụng nguyên liệu collagen

Thức uống

Kerry đã thực hiện một nghiên cứu về việc bổ sung collagen thông qua thức uống của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có đến 65% người dùng tại thị trường châu Á muốn được biết về những lợi ích về mặt sức khỏe của thực phẩm mình sử dụng hàng ngày. Và bắt kịp insight đó, một số hãng sản xuất cà phê, trà, smoothie,… đã thêm bột collagen vào công thức sản phẩm của mình.

Mỹ phẩm

Đây là phân khúc ứng dụng quan trọng nhất của collagen. Nguyên liệu này được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm quen thuộc như kem dưỡng da, lotion bổ sung collagen, sản phẩm chăm sóc tóc, sữa rửa mặt,…

3. Những điều doanh nghiệp F&B cần chú ý khi đưa collagen vào sản phẩm của mình

3.1 Khách hàng hiểu rõ về collagen và cách dùng nó

Trên thực tế, hầu như người tiêu dùng nào cũng biết về collagen. Hơn nữa, có rất nhiều bài báo khoa học, tạp chí và báo cáo chuyên ngành viết về loại nguyên liệu này. Chúng không đúng hoàn toàn, bởi vì một số nghiên cứu nhận được hỗ trợ tài chính từ các doanh nghiệp làm về collagen.

Khách hàng hiểu rõ về bản thân họ và đặc tính của sản phẩm chứa collagen mà họ đang tìm kiếm

Khách hàng hiểu rõ về bản thân họ và đặc tính của sản phẩm chứa collagen mà họ đang tìm kiếm

Và nếu doanh nghiệp bạn nghĩ rằng người tiêu dùng hoàn toàn tin vào những điều này, hay bạn có thể hoàn toàn dựa vào các báo cáo này để đánh lừa người tiêu dùng, thì đó là điều hoàn toàn sai lầm.

Ngoài ra, những khách hàng tiêu thụ thực phẩm có chứa thành phần chức năng như collagen đều đã có những tìm hiểu kỹ lưỡng về thành phần này trước khi sử dụng. Họ biết được bản thân cần dạng collagen như thế nào, tiêu thụ một lượng bao nhiêu, và rằng nhãn dán collagen trên bao bì thực ra có tác dụng thật sự hay chỉ là để trang trí trong nỗ lực bán được hàng.

Do đó, doanh nghiệp F&B nên trung thực với khách hàng về tỷ lệ cũng như nguồn gốc nguyên liệu bột collagen được sử dụng trong chế biến và sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cho khách hàng thấy được những điều mà họ có thể trông đợi ở sản phẩm của mình.

3.2 Sự thu hút về mùi vị khi sử dụng collagen

Collagen dù có nguồn gốc từ động vật, thực vật hay collagen nhân tạo từ phương pháp thủy phân đa phần đều có mùi khá tanh. Khách hàng sẽ khá e ngại về mùi vị và độ khó uống của collagen nguyên chất. Do đó, bài toán đưa ra cho doanh nghiệp F&B là giải quyết được mùi vị của collagen.

Cải thiện hương vị là bài toán khó khi sử dụng nguyên liệu collagen trong chế biến và sản xuất sản phẩm F&B

Cải thiện hương vị là bài toán khó khi sử dụng nguyên liệu collagen trong chế biến và sản xuất sản phẩm F&B

Và một trong những giải pháp được đưa ra chính là kết hợp với những nguyên liệu khác mạnh về mùi hương như xoài, dâu, quýt,… để “lấn át và triệt tiêu” mùi khó chịu của collagen. Các sản phẩm cung cấp đủ lượng collagen và có mùi vị dễ chịu chắc chắn sẽ được người tiêu dùng yêu thích hơn so với hương vị nguyên bản.

Như vậy, không chỉ gây bão trong ngành hóa – mỹ phẩm, nguyên liệu bột collagen đã dần trở thành nhân tố mới nổi trội trong ngành công nghiệp F&B. Doanh nghiệp sản xuất có thể đưa nguyên liệu này vào các sản phẩm mới, tuy nhiên đi kèm với đó, những lưu ý trên đây cũng nên được nghiêm túc xem xét để đưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.