Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới nói chung và thị trường F&B nói riêng. Tuy nhiên, điều này lại vô tình mở ra cơ hội để thị trường thực phẩm giao qua ứng dụng phát triển mạnh mẽ.

Theo thông tin từ bài thuyết trình online của Giám đốc mảng F&B toàn cầu của Euromonitor – ông Michael Schaefer, hậu đại dịch, thị trường thực phẩm online có thể cán mốc 1000 tỷ USD vào năm 2030. Đây là một tin vui đối với thị trường thực phẩm trên toàn thế giới.

Xem thêm:

Thị trường giao thực phẩm qua app sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 10 năm tới

1. Tổng quan thị trường giao thực phẩm qua app 2020 

Dịch bệnh bùng phát từ cuối năm 2019 đã đi kèm với các thông điệp khuyến khích người dân không nên ra đường khi không cần thiết, hạn chế đến nơi đông người như các quán ăn, rạp xem phim… 

Cũng chính vì vậy, hàng loạt các nhà hàng, quán ăn rơi vào tình trạng tạm thời đóng cửa hoặc đóng cửa vĩnh viễn. Bài toán đặt ra lúc này chính là: “Làm sao để khôi phục thị trường F&B một cách nhanh chóng, khắc phục hậu quả Covid-19 gây nên?”

 Xem thêm: Doanh nghiệp F&B cần làm gì để nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid-19?

Giao thực phẩm qua các ứng dụng trên điện thoại chính là lựa chọn phù hợp nhất trong thời điểm này. Người dân không cần phải ra ngoài tiếp xúc đông người. Chỉ cần chọn những món ăn mình thích, sẽ có người mang đến tận nhà cho bạn.

Theo như trang Restaurantdive.com, doanh thu giao đồ ăn trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2014 đến năm 2019. Trong một số báo cáo khác, doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và và ước tính doanh thu đến cuối năm 2020 có thể lên đến 274 triệu USD.

Thị trường giao thức ăn qua các ứng dụng trực tuyến đang ngày càng nở rộ

2. Cloud Kitchen – mô hình nở rộ tại nhiều doanh nghiệp 

Cũng chính tác động mạnh mẽ từ Covid-19 mà mô hình Cloud Kitchen dần phát triển lớn mạnh hơn. Hiện nay, có đến khoảng 52% người tiêu dùng trên thế giới đang cảm thấy rất thoải mái đối với việc đặt đồ ăn từ mô hình Cloud Kitchen này.

Vậy chính xác Cloud Kitchen là gì? Hoàn toàn khác xa với các nhà hàng, quán ăn truyền thống, các nhà hàng “thời đại mới” áp dụng mô hình Cloud Kitchen không có không gian vật lý và không có địa điểm ăn uống hoặc mua mang đi. Họ lựa chọn hai hình thức: tự giao thực phẩm đến cho khách hàng – Nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ ba.

Tại Mỹ hiện nay có đến 1.500 nhà hàng kinh doanh theo mô hình CloudKitchen – gấp đôi số lượng nhà hàng ở Anh. Ở Trung Quốc, con số này lên đến 7.500 và ở Ấn Độ là 3.500 bếp.

Tại Việt Nam, mô hình hàng quán online, không có địa điểm ăn uống đang ngày càng nở rộ. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn áp dụng mô hình Cloud Kitchen này sẽ dựa vào một bên thứ ba như Foody, Grab, Baemin hay Go Food.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Grab không chỉ trở thành trung gian chuyên giao hàng cho các mô hình Cloud Kitchen mà cũng tự mình xây dựng nên một hệ thống nhà hàng “ảo” để bắt kịp xu hướng của thị trường. Grab Kitchen đang ngày càng được Grab đầu tư, đẩy mạnh với nhiều món ăn ngon, không thua kém với các nhà hàng nổi tiếng.

Grab đầu tư mạnh vào mô hình Grab Kitchen

3. Tương lai của thị trường này sẽ ra sao? 

Hiện nay, với sự bùng nổ của mô hình giao thực phẩm qua các ứng dụng trực tuyến, các chuyên gia trong ngành F&B dự đoán, thị trường F&B và đặc biệt là thị trường giao thực phẩm qua ứng dụng sẽ là một trong những thị trường có sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Theo lãnh đạo Euromonitor, thị trường Cloud Kitchen sẽ ngày càng được cải tiến và có thêm nhiều nhà hàng tự động hiện đại. Dự đoán trong vòng 5 năm tiếp theo, thị trường F&B sẽ chào đón các mô hình nhà hàng tự động hoàn toàn sản xuất một số thực đơn đơn giản nhất định, ví dụ như như pizza, cà phê… giúp dịch vụ tốt hơn và giá thành sản xuất giảm. 

Thị trường Cloud Kitchen được dự đoán sẽ “ăn nên làm ra” trong tương lai 

Theo như ước tính của Adroit Market Research, thị trường giao đồ ăn qua ứng dụng trực tuyến trên toàn thế giới dự kiến có thể đạt giá trị lên tới 161,74 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, giá trị thị trường tại châu Á – Thái Bình Dương có thể đạt mức 90,95 tỷ. 

Ngoài ra, ông Michael Schaefer cũng dự đoán, phân khúc các nhà hàng theo mô hình Cloud Kitchen này có thể giành đến 50% dịch vụ đặt xe qua app (75 tỷ USD), 50% dịch vụ take away (250 tỷ USD), 35% của thị trường đồ ăn sẵn 40 tỷ USD, 30% các nguyên liệu đồ ăn đóng gói (100 tỷ USD) và 15% đồ ăn vặt đóng gói (125 tỷ USD).

Mô hình Cloud Kitchen được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ chạm ngưỡng 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

4. Sự “trở mình” của mô hình nhà hàng truyền thống

Đại dịch Covid-19 sau khi qua đi, cả thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên “bình thường mới” và dẫn đến sự phát triển của các mô hình CloudKitchen. Các nhà hàng truyền thống dường như yếu thế hơn trong sự cạnh tranh này.

Vậy, các nhà hàng truyền thống phải làm gì để tạo nên “cú hích” và lấy lại nhóm khách hàng của mình?

Các nhà hàng truyền thống có thể thay đổi thực đơn để thu hút khách hàng chú ý đến nhà hàng của mình. Ngoài ra, có thể kết hợp giữa hai hình thức: vừa xây dựng nhà hàng có không gian ăn uống vừa hợp tác với các bên thứ ba để giao hàng tận nơi. Như vậy, bạn có thể nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho mình trong cuộc chiến đầy khốc liệt này.

Muốn “trở mình”, các nhà hàng truyền thống cần có sự thay đổi

Trong tương lai, dự đoán thị trường giao thực phẩm qua ứng dụng trực tuyến sẽ thật sự bùng nổ và trở thành ngôi sao sáng giá trong lĩnh vực F&B. Để không bị bỏ lại phía sau, các nhà hàng, quán ăn cần có sự thay đổi để bắt kịp xu hướng từ ngay hôm nay!