Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc không thể ra ngoài và giao tiếp xã hội cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và đưa ra quyết định mua sắm. Do đó, họ dần trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn hương vị, thành phần,… Đặc biệt, trong ngách thực phẩm chức năng, chính sự khó tính của khách hàng lại trở thành “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp sản xuất phát triển. Bằng cách đưa ra hướng đi mới về việc lựa chọn hương liệu thực phẩm trong sản xuất, họ tạo ra được sự đa dạng và mới mẻ cho ngành hàng của mình.
Bài viết liên quan:
- Đồ uống miễn dịch – Một ngách tiềm năng bên cạnh energy drink tại thị trường châu Á
- Thị trường thực phẩm chức năng – Sự dịch chuyển trong nhân khẩu học thúc đẩy tăng trưởng
Ngách thực phẩm chức năng ngày càng phát triển với sự đổi mới trong sử dụng hương liệu thực phẩm
1. Vai trò của hương vị trong sản xuất thực phẩm chức năng
Nghiên cứu từ viện Marketing Global Data cho biết, khi cân nhắc lựa chọn mua một sản phẩm F&B, người tiêu dùng sẽ cân nhắc về hương vị trước, rồi sau đó mới đến các yếu tố khác. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất F&B cũng cân nhắc lựa chọn các loại hương liệu thực phẩm mang tính mới mẻ và đột phá để thu hút người tiêu dùng.
Và điều đó cũng xảy ra tương tự đối với ngách thực phẩm chức năng. Khi mà bên cạnh “chức năng” cung cấp hay thiết kế bao bì đẹp mắt, các sản phẩm này còn sở hữu tính cạnh tranh cao về hương vị và mùi thơm.
Hiện nay, đa phần các sản phẩm chức năng đều được sản xuất với hình dạng viên nén, có thể dễ dàng nuốt được. Tuy nhiên, nếu sản phẩm ở dạng bột hoặc dạng lỏng mà phải cần nhai hoặc lưỡi phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc mới nuốt được, hương vị là thứ quan trọng hàng đầu. Nếu không, doanh nghiệp sẽ có thể đánh mất khách hàng tiềm năng bởi họ có thể bỏ qua sản phẩm khi nó không hợp khẩu vị trước lúc nhận ra giá trị chính của nó.
Đối với các thực phẩm chức năng dạng bột hoặc dạng lỏng, hương vị là yếu tố được cân nhắc hàng đầu
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất F&B cũng nên tạo cho sản phẩm một sự kết nối chặt chẽ giữ màu sắc và hương vị để gây ấn tượng, đồng thời giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt. Chẳng hạn, các hương trái cây như cam, chanh thường sẽ đi kèm với màu vàng hoặc vàng pha cam trong các sản phẩm chức năng bổ sung vitamin C.
2. Các hương vị thực phẩm chức năng nổi bật được yêu thích năm 2021
Hương vị trái cây
Bao cáo từ The Business Research Company cho biết, khả năng phục hồi của ngành thức uống trong năm 2021 là 8.07% và sẽ đạt đến giá trị 158.3 triệu USD khi bước sang năm 2030. Trong đó, ngách thực phẩm chức năng hứa hẹn sẽ trở thành nhân tố bùng nổ.
Đồng thời, người tiêu dùng cũng yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm về sự đa dạng, mức độ dinh dưỡng, hương thơm độc đáo cũng như nguyên liệu sử dụng, quy trình sản xuất bền vững,…
Thực phẩm và đồ uống chức năng hương trái cây được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thập kỷ mới
Hương vị mùa lễ hội
Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân phải ở nhà trong một thời gian dài do bị buộc phải cách ly. Họ không thể tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các lễ hội. Và vì thế, họ tìm kiếm đến sự tận hưởng và thưởng thức thông qua thức ăn và đồ uống có thể giúp mình giải tỏa. Đó chính là nguyên nhân khiến cho hương vị mùa lễ hội lên ngôi.
Thông tin từ Nutrition Insights cho biết, các nhà sản xuất đã bắt đầu tập trung hơn vào việc đổi mới hương vị. Các hương liệu thực phẩm cũng được cân nhắc thêm vào để thu hút người dùng. Thậm chí, một số nhãn hàng còn pha trộn chúng với nhau để tạo ra một hương vị “kích thích” người mua hàng.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng rất trông đợi vào các bộ sưu tập hương vị phiên bản giới hạn được tung ra mỗi mùa lễ hội. Thông thường, các sản phẩm này sẽ được công bố trước để tạo tính hấp dẫn và sự mong đợi cho người tiêu dùng. Tất nhiên, chức năng cần thiết của sản phẩm vẫn sẽ được đặc biệt nhấn mạnh.
Không chỉ thực phẩm, mà thực phẩm chức năng cũng yêu cầu sự đổi mới về hương vị, đặc biệt là hương vị mùa lễ hội
Hương dừa
Do khẩu vị và hành vi người dùng thay đổi, các sản phẩm hương vị tự nhiên và tốt cho sức khỏe được ưu ái tìm kiếm và sử dụng hơn. Vì thế, hiện tại, các công ty sản xuất đồ uống thu hút người dùng yêu thích hương dừa bằng nước dừa nguyên chất, đồng thời phát triển các dòng sản phẩm có hương tự nhiên, ít ngọt, không sử dụng đường hóa học hay các chất tạo vị quá nhiều.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu khoa học, đồ uống hương dừa vẫn giữ được gần như đầy đủ lượng chất dinh dưỡng có trong trái dừa tự nhiên. Với mỗi trái dừa chứa khoảng 10g đường tự nhiên, protein, 46 calo, chất xơ, vitamin B, C, canxi, natri và đặc biệt là không chứa chất béo. Cũng vì thế, nó trở thành một lựa chọn đồ uống lý tưởng và tuyệt vời cho người dùng.
Không chỉ được sử dụng để làm thức uống có hương vị dừa, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng hương liệu này như một nguyên liệu kết hợp trong sản xuất thực phẩm và thức uống chức năng. Từ đó cho ra các công thức sản xuất mới như hương trái cây hay hương dừa kết hợp,…
Nhờ hương thơm dịu nhẹ và không ngọt gắt hay quá béo, dừa trở thành nguyên liệu tiềm năng của các doanh nghiệp sản xuất
Nhờ có mùi hương dễ chịu, hương dừa góp phần khiến cho thức uống hoặc thực phẩm chức năng trở nên thơm hơn, đồng thời giữ nguyên được hương vị chứ không khiến nó biến ngọt như khi kết hợp các loại trái cây khác.
Như vậy, đại dịch không chỉ khiến cho các doanh nghiệp F&B “lao đao” vì phải đóng cửa các nhà hàng, quán ăn. Nó còn góp phần mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp này, mà điển hình trong đó là sự phát triển ngày một đa dạng hơn về hương vị của ngách thực phẩm chức năng. Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về hương liệu thực phẩm ngành F&B, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp!