Tác động của Covid-19 là rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như hình thành nhiều xu hướng tiêu dùng và ẩm thực mới. Trong ngành F&B, chúng ta có thể nhận thấy những biến đổi rõ rệt trong ngành trước và sau khi đại dịch xảy ra như: gia tăng mối quan tâm đến sức khỏe, sự lên ngôi của một số loại thực phẩm, sự ra đời của một số trào lưu mới,… Hậu Covid-19, mọi xu hướng sẽ không mất đi nhưng không phải xu hướng nào cũng tiếp diễn. Cùng MQ International tìm hiểu 5 xu hướng ẩm thực được cho là bền vững dù Covid19 có kết thúc.

Bài viết liên quan:

Covid19 có thể kết thúc nhưng những xu hướng bền vững vẫn tiếp tục được duy trì

Covid19 có thể kết thúc nhưng những xu hướng bền vững vẫn tiếp tục được duy trì

1. Ẩm thực thuần chay

Dịch Covid19 có tác động rất lớn đến xu hướng ẩm thực thuần chay trên toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội thực phẩm dựa trên thực vật (PBFA), vào tháng 3/2020 – thời điểm dịch bệnh bùng nổ trên toàn thế giới – doanh số cho các thực phẩm có nguồn gốc thực vật tăng đến 90% so với cùng kỳ năm 2019. Sau thời gian đó, ẩm thực thuần chay tiếp tục phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng cho đến tận bây giờ.

Trong những năm gần đây, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật luôn được người dùng cho là lành mạnh hơn. Trong đại dịch, người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn bao giờ hết trong việc tiêu dùng các loại thực phẩm đến từ thịt. Ẩm thực thuần chay được lựa chọn như một xu hướng lành mạnh và an toàn. Đặc biệt gần đây, xu hướng sử dụng thịt có nguồn gốc thực vật phát triển và rất được đón nhận.

Xem thêm: Top 5 sản phẩm thuần chay nổi bật sẽ ra mắt vào năm 2021

Ẩm thực thuần chay phát triển mạnh từ khi bắt đầu diễn ra đại dịch

Ẩm thực thuần chay phát triển mạnh từ khi bắt đầu diễn ra đại dịch

2. Chú trọng vào hệ miễn dịch

Một báo cáo của M&S và YBF đầu năm 2021 cho biết: “80% người tiêu dùng có tâm lý sử dụng thực phẩm như thuốc trong thời kỳ đại dịch diễn ra”. Theo đó, họ tìm kiếm các loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, có hàm lượng dinh dưỡng cao và có khả năng nâng cao sức khỏe đường ruột để đối phó với dịch bệnh.

Thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, kẽm,.. được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn bao giờ hết với mục đích nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Điển hình như các loại rau xanh, quả hạch, trái cây, sữa hạt, đậu gà, ngũ cốc nguyên hạt,…

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn bao giờ hết

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn bao giờ hết

3. Tính cá nhân hóa trong chế độ ăn

Chế độ ăn lý tưởng của mỗi người sẽ không giống nhau. Người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe và quan tâm hơn đến các loại thực phẩm mình ăn hàng ngày. Tính cá nhân hóa trong chế độ ăn là những yêu cầu dinh dưỡng dựa trên hồ sơ di truyền, điều kiện môi trường sống, các mục tiêu sức khỏe của từng cá nhân từ đó đưa ra những gợi ý dinh dưỡng phù hợp.

Khi sự cá nhân hóa ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống thì thì với lĩnh vực sức khỏe, xu hướng này sẽ phát triển mạnh. Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều ứng dụng chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là dinh dưỡng. Chúng dựa trên việc theo dõi chế độ ăn uống, luyện tập và các thông số sức khỏe mà khách hàng cung cấp để đưa ra những lời khuyên thích hợp về chế độ ăn, chế độ tập luyện cho khách hàng.

Xem thêm: Personalised nutrition – cá nhân hóa chế độ ăn: xu hướng lớn của người tiêu dùng 2021

Cá nhân hóa trong chế độ ăn là có tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới

Cá nhân hóa trong chế độ ăn là có tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới

4. Bán lẻ trực tuyến

Trong không khí ảm đạm chung của nền kinh tế khi dịch Covid-19 xảy ra và các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, mọi người đều ở nhà tránh dịch thì thương mại điện tử phất lên như diều gặp gió. Tương lai ngành F&B tại Việt Nam cũng có nhiều thay đổi và các doanh nghiệp buộc lòng phải chuyển đổi sang hình thức bán lẻ trực tuyến để có thể duy trì kinh doanh.

Dự kiến sau đại dịch, xu hướng mua sắm thực phẩm trực tuyến vẫn sẽ tiếp diễn. Theo báo cáo Thực phẩm & Đồ uống năm 2021 của Waitrose cho biết: 69% những người mua sắm thực phẩm trực tuyến trong đại dịch cho biết vẫn sẽ tiếp tục hoạt động này trong tương lai. Thách thức cho các doanh nghiệp F&B lúc này là làm sao để đảm bảo chất lượng, thời gian giao hàng và giá cả vẫn đáp ứng tốt cho khách hàng.

Nhiều người cho rằng họ sẽ tiếp tục mua thực phẩm trực tuyến khi đại dịch kết thúc

Nhiều người cho rằng họ sẽ tiếp tục mua thực phẩm trực tuyến khi đại dịch kết thúc

5. Tính tuần hoàn

Khi người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng nhiều hơn thì họ cũng yêu cầu cao hơn về độ sạch và hữu cơ của thực phẩm. Để lấy được niềm tin của khách hàng, doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo độ sạch của thực phẩm mà còn phải minh bạch trong quá trình truyền thông.

Tại các nông trại ngày nay, quy trình sản xuất tuần hoàn khép kín rất được chú trọng. Mục đích của nó là giảm thiểu chất thải nông nghiệp bằng cách tận dụng nó trở lại vòng tuần hoàn của sản xuất. Người tiêu dùng tin rằng, những nông trại khép kín sẽ sản xuất được thực phẩm hữu cơ và góp phần bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Hậu Covid-19, thị trường F&B Việt Nam bước vào giai đoạn hồi phục

Khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng thực phẩm hữu cơ

Khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng thực phẩm hữu cơ

Với sự ra đời của các loại vacxin chống Covid19 cùng những dấu hiệu tích cực mà chúng mang lại, tương lai thế giới dường như đang tươi sáng hơn và dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát. Tuy vậy, những tác động của dịch bệnh đến ngành F&B sẽ không mất đi hoàn toàn, nhiều xu hướng và thói quen tốt sẽ tiếp tục được người tiêu dùng duy trì. Nhìn nhận đúng những xu hướng này là điều kiện cho các doanh nghiệp F&B phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tối đa người tiêu dùng.