Từ lâu hương lá dứa đã được sử dụng trong nền ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng được sử dụng như một loại hương liệu để làm tăng mùi vị và tính thẩm mỹ cho món ăn. Không nhưng vậy, mùi thơm đặc trưng của lá dứa còn có thể kết hợp dễ dàng với những hương vị khác.
Cùng Win Flavor đi tìm sự kết hợp hoàn hảo cho các công thức từ hương vị lá dứa trong bài viết dưới đây!
Bài viết liên quan:
Đi tìm sự kết hợp hoàn hảo cho hương vị lá dứa
1. Hương vị lá dứa – hương vị dẫn cho mọi menu
Hương liệu lá dứa từ lâu đã được đưa vào văn hóa ẩm thực của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và chiếm chỗ đứng nhất định trong lòng du khách thập phương. Theo mô tả của một số đầu bếp đến từ châu Âu, hương vị lá dứa có vị ngọt, béo của vani, nhưng lại có mùi thơm quyến rũ của sự kết hợp giữa gạo, dừa, hoa nhài và hạnh nhân. Ngoài ra, lá dứa giúp món ăn có màu sắc tươi tắn, tự nhiên và hấp dẫn hơn.
Để làm phong phú thêm nền văn hóa ẩm thực của mình, các quốc gia như Mỹ, Anh, Ý luôn muốn sưu tầm và chế biến nhiều loại hương vị khác nhau để thực khách thưởng thức. Bởi lẽ ấy, các loại hương liệu dạng bột hay tinh chất lá dứa trở thành sản phẩm được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
Được chiết xuất từ lá dứa tự nhiên hay còn gọi là lá nếp, hương lá dứa tổng hợp có màu xanh tươi và bắt mắt nên được sử dụng để tạo màu cho thực phẩm. Ngoài ra, loại hương liệu này còn có hương thơm đặc trưng, thanh mát không kém lá dứa tự nhiên. Chỉ cần ngửi mùi thơm của lá dứa cũng đủ để đánh thức vị giác của nhiều thực khách và khiến trải nghiệm ẩm thực của họ thú vị hơn.
Lá dứa từ lâu đã được đưa vào văn hóa ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á
2. Đi tìm sự kết hợp hoàn hảo cho hương lá dứa
2.1. Hương xoài
Xoài và lá dứa là một sự kết hợp rất độc đáo, được người Thái Lan sử dụng để tạo nên công thức xôi xoài lá dứa “thần thánh” của mình. Giờ đây, bạn có thể tự làm món tráng miệng này ngay tại nhà với các loại lá dứa dạng bột hoặc tinh chất lá dứa tự nhiên.
Hương lá dứa giúp món tráng miệng có mùi thơm béo ngậy, kết hợp với vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của xoài chín tạo nên một món ăn rất đặc biệt. Điều thú vị nhất của món ăn này là sự cân bằng của từng hương vị. Hương thơm của xoài, nước cốt dừa và lá dứa không lấn át lẫn nhau, thay vào đó chúng tạo thành một tổng thể hoàn hảo kích thích vị giác của thực khách.
Bên cạnh món xôi xoài lá dứa, bạn cũng có thể thử làm một số món ngọt khác như thạch xoài lá dứa để giải nhiệt mùa hè.
Xoài và lá dứa là một sự kết hợp rất độc đáo
2.2 Lavender và chanh sả
Lá dứa và sả là những nguyên liệu có thể kết hợp hoàn hảo với nhau, tạo nên thức uống trà chanh sả lá dứa vừa thơm ngon lại có lợi cho sức khỏe. Sả có tính ấm nên để cân bằng vị trà người ta dùng thêm lá dứa với hương thơm dịu nhẹ để tạo nên một thức uống rất độc đáo cho mùa hè.
Hương lá dứa, sả và lavender không chỉ được kết hợp trong thực phẩm mà còn được sử dụng để làm túi thơm hoặc dung dịch khử mùi. Đặc điểm chung của các loại nguyên liệu trên là có mùi thơm dịu nhẹ giúp khử mùi hôi khó chịu trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Do đó, “bộ 3” này cũng được đưa vào các sản phẩm khử mùi như nước hoa xịt phòng, sáp thơm, nến,….
Lá dứa và sả là những nguyên liệu có thể kết hợp hoàn hảo với nhau
2.3. Hương Chai
Masala Chai là một loại trà sữa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nguyên liệu phổ biến trong thức uống này là trà đen, sữa tươi, quế, hồi, thảo quả, gừng và đinh hương. Đây là loại trà giúp làm ấm cơ thể, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, rất có lợi cho sức khỏe.
Ngày nay, trà Chai còn được truyền thêm hương vị lá dứa tươi mát, vừa tạo màu sắc bắt mắt vừa mang đến hương vị mới cho đồ uống truyền thống. Cách bảo quản hương lá dứa tương đối đơn giản và thuận tiện, lại dễ kết hợp trong sản xuất nên được nhiều doanh nghiệp F&B sử dụng trong công thức trà Chai của mình.
2.4. Gừng và bơ dừa
Lá dứa, dầu dừa và gừng là ba nguyên liệu tạo nên món bánh thơm ngon, lạ miệng. Đặc biệt, lá dứa là nguyên liệu giúp món ăn này hoàn hảo về cả màu sắc và hương vị.
Vị lá dứa thanh mát, dầu dừa béo ngậy và vị cay nhẹ của gừng hòa quyện tạo nên hương vị độc đáo kích thích vị giác. Các nguyên liệu trên đều rất dễ kiếm, bạn có thể dùng hương liệu lá dứa tổng hợp thay cho lá dứa tươi khi chế biến các món ăn.
Lá dứa, dầu dừa và gừng là ba nguyên liệu tạo nên món bánh thơm ngon
2.5. Rượu rum
Rum là một loại rượu được chưng cất từ mật mía, xi-rô mía hoặc nước mía với màu sắc và hương vị khác nhau. Người ta thường kết hợp loại rượu này với trái cây, caramel hoặc vani. Loại rượu có đặc điểm là ngọt và cay nên thường được pha với nhiều nguyên liệu khác để làm cocktail.
Cocktail rum dứa là thức uống được nhiều người biết đến và yêu thích trong thời gian gần đây. Vị ngọt của hương lá dứa và các thành phần khác như siro dừa, nước tắc và rượu mùi sữa chua sẽ át đi độ nồng của rượu, mang đến một thức uống ngon và lạ miệng.
Cocktail rum dứa là thức uống được nhiều người biết đến
2.6. Thảo mộc
Lá dứa tạo màu và mùi thơm đặc trưng cho món ăn, vì vậy nó thường được dùng để làm các loại nước sốt. Ngoài hương liệu lá dứa, người ta còn sử dụng thêm các loại rau thơm để tăng thêm hương vị cho món thịt. Tùy theo sở thích, loại thịt và cách chế biến mà bạn có thể chọn các loại rau thơm tươi hoặc khô để ướp, bao gồm có hương thảo, xạ hương, lá nguyệt quế…
Ngoài ra, sự kết hợp này cũng có thể áp dụng trong công thức của bánh quy và bánh mì thảo mộc. Để tăng hương vị, người ta còn kết hợp lá dứa và thảo mộc để làm pho mát, tỏi, bơ sữa hoặc ngũ cốc.
Kết hợp lá dứa và thảo mộc để làm pho mát, tỏi, bơ sữa
Hương lá dứa làm nên hương vị và độ bắt mắt cho nhiều món ăn. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm hương liệu để phát triển sản phẩm mới, hãy tham khảo các sản phẩm của Win Flavor. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật các kiến thức bổ ích về ngành công nghiệp F&B nhé!
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi Win Flavor.