Theo dữ liệu thị trường thực phẩm ăn liền Trung Quốc của Mintel, thị phần của sản phẩm tự hâm nóng đã tăng từ 4.4% lên 7.6% trong giai đoạn 2018 – 2019. Tính đến cuối năm 2019, tổng doanh thu bán ra của mặt hàng này đã chạm ngưỡng 710 triệu nhân dân tệ. Trong đó, những dòng thực phẩm chủ lực như lẩu, mì gạo, ramen với các hương vị quen thuộc như hương bò, hương thịt gà… đã trở thành xu hướng sau thời gian dài bão hòa.
Vậy, điều gì đã tạo nên đòn bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch của thị trường thực phẩm ăn liền tự hâm nóng tại Trung Quốc? Hãy cùng MQ International tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Lượng tiêu thụ thực phẩm ăn liền tự hâm nóng tại Trung Quốc tăng mạnh mẽ vào giai đoạn cuối năm 2019
1. Bối cảnh thị trường thực phẩm ăn liền tự làm nóng Trung Quốc trong giai đoạn Covid-19
Được lấy cảm hứng từ thức ăn đặc trưng của quân đội, thực phẩm ăn liền tự hâm nóng được đưa vào thị trường Trung Quốc từ năm 2016. Không cần đến nguồn nhiệt tác động bên ngoài, món ăn này được nấu chín bằng nhiệt lượng tỏa ra khi nước đun sôi ở nhiệt độ phòng tiếp xúc với các hợp chất dạng bột như bột gia vị hương thịt bò, magie, sắt và muối có trong món ăn.
Theo hãng nghiên cứu Business Wire, thị trường thực phẩm ăn liền tự làm nóng toàn cầu đã chạm mức 60.35 triệu USD vào năm 2019 và ước tính đạt 89.16 triệu USD trong 7 năm tới. Trong đó, châu Á Thái Bình Dương (dẫn đầu là Trung Quốc) sẽ tiếp tục chiếm thị phần cao nhất trong tổng giá trị thị trường.
Xem thêm: Ngành công nghiệp phụ gia 2025 – Thời điểm “lên ngôi” của sản phẩm tạo hương thịt tự nhiên
Bột hương gà và bò thường có mặt trong công thức lẩu tự hâm nóng tại Trung Quốc
Riêng tại đất nước này, doanh số bán thực phẩm ăn liền tự làm nóng cũng “nhảy vọt” từ cuối năm 2019. Dữ liệu được cung cấp bởi Taobao – nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc – cho thấy doanh thu từ món ăn này trong 2 tháng đầu năm 2020 đã đạt mức tăng trưởng nhanh thứ hai trong tất cả các mặt hàng được bán ra. Trong đó, chỉ riêng lượng cầu từ sản phẩm cơm tự hâm nóng đã tăng đến 257%.
Không dừng lại ở Taobao, doanh số bán loại thực phẩm này trên JD cũng đã tăng 3.5 lần chỉ trong 10 ngày sau tết Nguyên Đán (24/1). Ngoài ra, thương hiệu lẩu Haidilao nổi tiếng của Trung Quốc cũng thu về doanh số 999 triệu nhân dân tệ cho lẩu và cơm tự hâm nóng trong năm 2019, tăng 122.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khi Covid-19 bùng phát, người dân Trung Quốc cắt giảm việc ăn uống bên ngoài
2. Vì sao người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích loại thực phẩm này?
Tại thị trường Trung Quốc, giới trẻ đô thị là khách hàng chủ yếu của thực phẩm ăn liền tự hâm nóng. Trong đó, nhóm đối tượng này đã chi tới 2.31 tỷ USD vào các mặt hàng “rảnh tay” như bàn chải tự động hay tô đựng đồ ăn vặt đa năng (thống kê của Taobao). Con số này đã tăng tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những dữ liệu trên đã phản ánh được rằng các khách hàng trẻ nội địa sẵn sàng bỏ nhiều tiền để đảm bảo nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Bởi lẽ, insight của đối tượng này là tiêu dùng đại chúng tập trung vào sự tiện lợi, chất lượng và phụ thuộc vào công nghệ.
Xem thêm: Giải mã bí mật đằng sau món khoai tây trứ danh của McDonald’s
Với giới trẻ độc thân, những món ăn như mì hương bò hay lẩu đều mất nhiều thời gian và công sức để nấu
Với hơn 200 triệu người độc thân sinh sống, Trung Quốc là thị trường màu mỡ cho mặt hàng ăn liền đặc biệt này. Khi thu nhập khả dụng và số giờ làm việc tăng lên, quỹ thời gian dành cho công việc nhà sẽ bị cắt giảm. Ngoài ra, quy mô gia đình sống cùng nhau tại nước này ngày càng thu hẹp, đồng thời, họ cũng giảm tần suất đi chợ hay nấu ăn. Vì vậy, những bữa ăn tiện lợi được nấu trong 15 phút chính là lựa chọn hoàn hảo.
Với nhiều tùy chọn về hương vị như hương gà, hương rau củ… và có mức giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm ăn liền khác, người tiêu dùng tại đất nước “tỷ dân” vẫn đón nhận món ăn này từ trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Điều này được lý giải bởi sự phủ sóng của loại thực phẩm đặc biệt này trên nhiều nền tảng thương mại điện tử và sự tương thích gần như tuyệt đối của nó với đặc điểm nền kinh tế “lười biếng” của Trung Quốc.
Thói quen ăn thực phẩm ăn liền tự hâm nóng xuất phát từ việc giới trẻ Trung Quốc dành nhiều thời gian cho công việc
3. Xu hướng làm nóng tiếp tục lan rộng ở nhiều sản phẩm F&B khác
Không chỉ dừng lại ở ẩm thực mặn, kỹ thuật tự làm nóng còn bắt đầu được ứng dụng trong các công thức món ăn vặt và đồ uống tại Trung Quốc. Trong đó, Three Squirrels, Bestore và Be & Cherry là những thương hiệu tiên phong trong việc đưa xu hướng tự hâm nóng vào các dòng sản phẩm F&B tiện lợi mới.
Những đổi mới này được nghiên cứu và phát triển dựa trên insight chung của người tiêu dùng Trung Quốc – thích thưởng thức món ăn/đồ uống ấm vì tốt cho sức khỏe lẫn hệ tiêu hóa. Do đó, để thu hút khách hàng tại thị trường này, nhiệt độ và sự tiện lợi chính là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.
Xem thêm: Top 4 dòng hương trái cây từ Trung Quốc phổ biến nhất trên thị trường toàn cầu
Kỹ thuật tự làm nóng sẽ còn lan tỏa tới nhiều ngách của ngành F&B Trung Quốc Với thiết kế bao bì tiện lợi và kỹ thuật tự làm nóng tự nhiên, sản phẩm này đã được nâng cấp và trở thành một danh mục quan trọng trong thực đơn ăn liền của thị trường “tỷ dân” trong giai đoạn dịch Covid-19. Ngoài ra, sự xuất hiện của những hương vị quen thuộc với khẩu vị chung của người tiêu dùng bản địa như hương bò, hương gà, hương nấm… đã giúp món ăn tiện lợi này là một phần không thể thiếu trong ẩm thực hằng ngày của người Trung Quốc.